Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Đăng nhập Đăng ký

ĐĂNG NHẬP

Quên mật khẩu

QUÊN MẬT KHẨU

ĐĂNG KÝ MỚI

Tên người dùng:
Mật khẩu:
Email:
Trang chủ Ngôn Tình GỌI NHẦM NGƯỜI TRONG MỘNG Chương 4 GỌI NHẦM NGƯỜI TRONG MỘNG

Chương 4 GỌI NHẦM NGƯỜI TRONG MỘNG

5:58 sáng – 11/12/2024

Anh không bất ngờ với câu nói của tôi, chắc cũng biết mình không giấu giếm giỏi.

Không khí trong xe lại lạnh xuống.

Tôi không muốn nói thêm gì, chỉ âm thầm tính toán kế hoạch tiếp theo trong đầu.

Trong sự im lặng, anh bế tôi xuống xe, đặt tôi lên ghế sofa:

[Anh đi mua quần áo cho em.]

Thật đáng khen khi anh nhận ra váy tôi đã nát bươm.

Lâm Dư không cần tôi viện lý do mà tự mình rời đi, tôi cũng chẳng ngại.

Thấy anh ra ngoài, tôi lập tức rời sofa, mặc kệ cơn đau nơi mắt cá chân, đi thẳng đến thư phòng của anh.

Thật ra hành vi nhân lúc người khác không ở nhà để xem lén là không đúng.

Nhưng

Tôi nắm lấy tay cầm của cánh cửa thư phòng, từng con số từng con số nhập ngày sinh nhật của mình vào khóa mật mã.

[Tít.]

Tiếng mở khóa vang lên rõ ràng.

Cửa mở ra, ngay lập tức tôi nhìn thấy trên giá sách là tất cả những món quà sinh nhật tôi tặng anh suốt 14 năm qua.

Nhưng, chính anh là người giao chìa khóa này vào tay tôi.

Tôi hít sâu một hơi, kéo lê chân bị thương đi vào bên trong.

Thư phòng không có gì đặc biệt, tôi lục lọi một hồi chỉ tìm thấy vô số hợp đồng, tài liệu và hồ sơ kinh doanh.

Ngẩng đầu nhìn, tôi thấy bức ảnh của tôi trên bàn đang mỉm cười.

Hừm, cảm giác cũng thú vị ghê. 🙂

Theo một trực giác nào đó, tôi thò tay ra sau khung ảnh và sờ thấy một chiếc chìa khóa.

…Chìa khóa?

Tôi nhìn giá sách rỗng kia, mơ hồ thấy hình dáng của một cánh cửa nhỏ phía sau.

Ban đầu tôi nghĩ đó là phòng chứa đồ, không ngờ anh ta lại thật sự xây một căn phòng bí mật?!

(😳)

Tôi đẩy giá sách, hơi bồn chồn tra chìa khóa vào ổ, nhất thời không dám đối diện với những điều chưa biết phía sau cánh cửa.

Mở cánh cửa này ra rồi, mối quan hệ giữa tôi và Lâm Dư sẽ tốt hơn hay tệ đi? Tôi còn cơ hội đứng cạnh anh không? Tôi không biết đáp án.

Nhưng đã đến đây rồi, tôi không còn lựa chọn nào khác.

Chỉ có thể tiến lên phía trước.

14

Khi bức tường ảnh được tạo nên từ những bức hình của tôi hiện ra, tôi không ngạc nhiên nhiều mà ngược lại, thở phào nhẹ nhõm.

Ít nhất thì không có những tấm ảnh chụp lén.

Xem ra tinh thần của Lâm Dư vẫn bình thường, và đạo đức cũng ở mức chấp nhận được.

Bên trái căn phòng là một tủ kính lớn đã gần như đầy ắp.

Trong đó hầu hết là những món đồ có ý nghĩa đặc biệt, hoặc những vật dụng mà tôi từng tiện tay đưa cho anh.

Mỗi ngăn kính chỉ đặt một món đồ, và mỗi món đều có một nhãn mác riêng, sắp xếp theo trình tự thời gian chúng tôi gặp nhau, trải dài như một lời tỏ tình thầm lặng kéo dài cả bầu trời.

Ngày đầu tiên: Một tờ giấy gói kẹo đã được làm sạch và ép phẳng cẩn thận.

Ngày thứ 86: Một hộp sữa bị cắt gọn và rửa sạch.

Ngày thứ 203: Một bộ bút máy hoàn toàn mới—món đồ mà tôi đã mua bằng tiền tiêu vặt đầu tiên, gọi đó là “quà kỷ niệm cấp hai”. Không ngờ anh vẫn giữ nó nguyên vẹn, chưa từng sử dụng.

Ngày thứ 562: Một bản sao bài văn “Anh trai của tôi”.

Ngày thứ 697: Một viên gạch

Đó là năm tôi mới vào cấp hai, và Lâm Dư học cùng tòa nhà.

Hôm đó, tôi đến tìm anh và nghe thấy ai đó đùa cợt ác ý, nói rằng anh không có cha mẹ và chỉ là “bảo mẫu miễn phí”.

Tức giận đến mức không kiềm chế được, tôi quay lại nhặt một viên gạch bên đường, xông thẳng vào và mắng:

[Cậu không có cha mẹ à?! Làm sao một học sinh sắp lên cấp ba lại nói chuyện mà không suy nghĩ như thế?!]

[Cậu chưa từng thấy cha mẹ chúng tôi đến họp phụ huynh sao?]

[Em gái nuôi? Với loại người như cậu, tôi còn chê đứng cùng một chỗ làm giảm IQ của mình ấy!]

Nói xong, tôi hùng hổ đập viên gạch xuống đất. Nhưng trước khi làm gì thêm, Lâm Dư đã đá viên gạch đi:

[Tống Tưởng, tháng này em không có tiền tiêu vặt nữa.]

[Dựa vào đâu?!] Tôi phẫn nộ: [Em còn muốn tiết kiệm để mua màu vẽ mới nữa!]

[Em làm chuyện nguy hiểm như thế, đáng bị phạt.]

[Em chỉ là… bảo vệ anh thôi!]

[Không phải em làm sai khi bảo vệ anh.] Giọng anh điềm tĩnh, từ đầu đến cuối không thèm nhìn tên kia: [Em bảo vệ rất tốt, phần thưởng là một bộ màu vẽ mới.]

!!!

Sau đó, tôi biết rằng Lâm Dư sẽ luôn đứng về phía tôi.

Ngày thứ 976: Một bộ đề cương ôn thi mà tôi đã tiết kiệm cả nửa tháng tiền tiêu vặt để mua cho anh trước kỳ thi vào cấp ba.

Ngày thứ 1025: Bộ sách giáo khoa cấp ba, từng góc đều được bảo quản hoàn hảo.

Tôi nhớ năm đó, vì được bố mẹ giao nhiệm vụ, tôi đã ra nhà sách mua sách học trước cho anh. Đi cùng bộ sách là rất nhiều sách bài tập.

…Nhưng sách bài tập đã bị anh hoàn thành hết, còn sách giáo khoa thì giữ lại vì trường đã phát sách mới.

Ngày thứ 1360: Một bài kiểm tra toán bị xé rách, ký tên Tống Tưởng.

Khi lên lớp cuối cấp hai, áp lực học hành tăng lên rất nhiều. Một lần, tôi bị điểm thấp trong bài kiểm tra toán, thất vọng đến mức xé nát tờ bài kiểm tra và khóc òa trong lòng anh.

Anh đã nhẹ nhàng dỗ dành tôi suốt cả buổi tối.

Khi đó, chúng tôi đã từng gần gũi như vậy.

Ngày thứ 1781: Một hộp cơm dán đầy hình dán dễ thương.

Năm tôi học cấp ba và anh học đại học, anh bắt đầu chịu trách nhiệm nấu cơm cho cả nhà.

Tôi chẳng giúp được gì, chỉ biết lăng xăng dán hình dán lên hộp cơm mỗi khi anh nấu ăn.

Ngày thứ 1899: Một lon nước ngọt.

Ánh mắt tôi dừng lại ở chiếc lon đó, không sao rời đi được.

Đó là… bước ngoặt của số phận tôi.

15

Học kỳ hai lớp 10, tôi nhận được một cuộc điện thoại.

Vừa nghe câu đầu tiên, tai tôi đã ù đi, cả người choáng váng suýt ngã quỵ, bởi đó là tiếng khóc đầy thương cảm của dì hàng xóm:

“Tiểu Tưởng, mau về nhìn bố mẹ con lần cuối, gọi cả anh trai con về nữa.”

Giữa sự mơ hồ, tôi lờ mờ tiếp nhận thông tin từ dì.

Bà nói mẹ tôi, khi phát hiện mình sắp phát bệnh, đã quyết định t,ự c,ứa cổ tay trong bồn tắm để ra đi.

Nhưng khi bố tôi nhìn thấy th,i th,ể mẹ, ông đã nhảy từ tầng cao xuống, thân thể ta,n n,át, ch,et tại chỗ.

Mẹ tôi mắc bệnh t,âm th,ần. Sau khi bệnh tình ổn định, bà đồng ý lời cầu hôn của bố.

Hai người họ đã cùng nhau sống, cùng nhau tìm cách chữa khỏi căn bệnh này suốt bao năm trời, vì mẹ nói bà không muốn bị bệnh tật khống chế, không muốn trong cơn mất trí lại vô tình làm h,ại chồng con.

Tôi biết bệnh của mẹ không phải do di truyền. Nhưng thật kỳ lạ, tôi lại như kẻ mất trí, đến chiều hôm đó, leo lên sân thượng của trường học.

Gió lớn quá.

Tiếc là hôm nay tôi mặc đồng phục thể thao, chẳng thể trông giống một nàng tiên áo bay phấp phới để đi tìm bố mẹ.

“Tống Tưởng.”

Vẫn là giọng nói dịu dàng ấy.

Tôi quay lại, thấy Lâm Dư đứng cách mình hai mét, phía sau là bầu trời đỏ rực ánh hoàng hôn.

Anh giơ tay ném cho tôi một lon nước ngọt: “Đứng đó làm gì, về nhà ăn thịt kho tàu thôi.”

“Em sẽ bị trừ tiền tiêu vặt à?” Tôi buột miệng hỏi, chẳng đâu vào đâu, “Hình như tôi đang làm chuyện gì đó nguy hiểm.”

“Không đâu.” Anh đáp. “Vì em là một người rất giỏi, nên anh không định trừ tiền tiêu vặt của em.”

Tiền tiêu vặt không bị trừ, lại còn được ăn thịt kho tàu – nghe có vẻ ổn. Tôi nghĩ vẩn vơ trong cơn mơ hồ, để mặc anh kéo tôi rời khỏi sân thượng.

“Nhưng mà, Lâm Dư, em không còn người thân nữa rồi.”

“Giữa ban ngày ban mặt, đừng ng,uyền rủa anh trai mình như thế. Anh đang đứng ngay đây mà.”

Anh chỉnh lại cổ áo cho tôi: “Đi thôi, chúng ta trốn học đi ăn đồ ngon.”

Tôi đáp “Được.” Anh liền nắm tay kéo tôi chạy xuống sân thượng, băng qua góc tường, dẫm lên bồn hoa trèo ra khỏi cổng trường.

Đó là lần đầu tiên anh chàng học sinh đứng đầu khối Lâm Dư trốn học. Sau này tôi mới biết, hôm ấy chính là ngày lễ tuyên thệ 100 ngày cuối cùng của anh ở lớp 12.

Từ ngày thứ 1999 trở đi,

Lý do để tôi sống tiếp, chỉ còn lại Lâm Dư.

17

Ngày thứ 2013: Một tờ chẩn đoán tr,ầm c,ảm

Sau khi cha mẹ qua đời, tôi sống một quãng thời gian dài không khác gì cái x,ác không hồn.

Tỉnh dậy là ngồi thừ ra một chỗ, ngồi xong thì khóc đến lúc mệt mà ngủ thi,ep đi. Không đủ dũng khí tìm đến cái ch,et, nhưng cuộc sống này chẳng khác gì địa ngục.

Pháp luật giao tôi cho một người họ hàng xa chưa từng gặp mặt nuôi dưỡng. Nhưng với ông ấy, tôi chỉ là gánh nặng. Mỗi tháng, ông chỉ gửi một khoản chu cấp ít ỏi cho Lâm Dư rồi mặc kệ.

May mắn là, tôi cũng chẳng muốn rời xa Lâm Dư.

Phát hiện tâm trạng tôi không ổn, Lâm Dư đưa tôi đến bệnh viện. Kết quả, chúng tôi nhận được một tờ giấy chẩn đoán lạnh lùng.

“Không sao đâu, tiền thưởng từ mấy cuộc thi của anh đủ để chữa bệnh cho em mà.” Anh xoa đầu tôi, nhẹ giọng nói:

“Nếu em muốn đến sống với người thân kia cũng được. Ở đó em sẽ có cuộc sống tốt hơn.”

“Là tại anh vô dụng, không thể cho em những điều kiện tốt nhất.”

Giọng anh đầy tự trách, như thể việc nuôi tôi là trách nhiệm mà anh phải gánh chịu.

Tôi gượng cười: “Không cần chữa đâu, chỉ là dạo này tâm trạng em không tốt thôi.”

“Bài kiểm tra đó gò bó lắm, không chính xác đâu.”

Trên đường về, anh mua cho tôi một xiên kẹo hồ lô. Vị ngọt dịu dàng làm ấm lòng tôi.

Nhìn bóng lưng anh, tôi biết anh đã xin nghỉ làm để đưa tôi đi khám. Lòng tôi trĩu nặng, không biết phải làm sao.

Tôi không thể thản nhiên nhận sự quan tâm mà anh phải đ,ánh đổi bằng chính sức khỏe và thời gian của mình. Tôi tự nhủ, mình nhất định phải cố gắng vui lên.