Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Đăng nhập Đăng ký

ĐĂNG NHẬP

Quên mật khẩu

QUÊN MẬT KHẨU

ĐĂNG KÝ MỚI

Tên người dùng:
Mật khẩu:
Email:
Trang chủ Ngôn Tình CHỊ KHÔNG THUỘC VỀ GIA ĐÌNH NÀY Chương 4 CHỊ KHÔNG THUỘC VỀ GIA ĐÌNH NÀY

Chương 4 CHỊ KHÔNG THUỘC VỀ GIA ĐÌNH NÀY

8:50 sáng – 10/12/2024

Thảo nào tiệm nướng của họ luôn đông nhân viên, ba mẹ anh còn thường xuyên không ra quán mà vẫn nhàn nhã như vậy.

Hóa ra gia đình họ cung cấp thịt cừu cho hàng loạt quán nướng trong vùng.

Nhìn những đàn cừu trắng muốt kia, tôi chỉ biết câm nín. Tôi thật sự ngốc nghếch nghĩ rằng gia cảnh anh thua kém tôi, còn định sẽ sống khổ sở với anh.

“Ring ring ring!”

Điện thoại tôi vang lên. Là tin nhắn từ ba mẹ, sau đó họ gọi điện liên tục.

Bùi Kỳ lập tức lấy điện thoại tôi, tắt ngang: “Trong tuần trăng mật, không được ai làm phiền.”

Tôi đẩy cái đầu nghịch ngợm của anh ra, nhíu mày.

Anh cười láu cá: “Cừu không tính là người làm phiền đâu!”

Nhìn nụ cười rạng rỡ của anh, tôi nhịn không được nói: “Nhưng mà, họ dù sao cũng là ba mẹ em. Hay là…”

Sắc mặt Bùi Kỳ trầm xuống: “Làm sai thì phải chịu hậu quả. Em yên tâm, cùng lắm là mất việc, bị ghi lỗi và không có lương hưu. Không đến mức ngồi tù đâu. Nhà họ vừa được bồi thường đợt giải tỏa, số tiền đó đủ để họ sống nốt quãng đời còn lại.

Em chỉ cần sống cuộc sống của mình, không cần nhìn mặt ai, không cần chịu ai bắt nạt nữa, hiểu không?”

“Nhưng mà…”

“Không nhưng nhị gì hết. Người ta bắt nạt em chỉ vì em quá mềm lòng. Từ nay về sau phải cứng rắn hơn, có anh ở đây, em sợ gì?”

Đúng vậy, chỉ khi được yêu thương mới có quyền mạnh mẽ.

Nhìn vào ánh mắt đầy cương quyết của Bùi Kỳ, tôi không kìm được nụ cười.

Tôi nghĩ, từ giờ tôi có thể học cách cứng cỏi hơn.

Ngoài Bùi Kỳ ra, tôi còn có cả một cánh đồng cừu rộng lớn nữa cơ mà.

Còn Trạm Vân, cô ta vì không muốn cưới Tiểu Giả mà cứ làm mình làm mẩy sau khi tôi thành công lên xe hoa với Bùi Kỳ.

Như lời Bùi Kỳ: “Cô ta muốn ch,et hay sống, kệ cô ta.”

16. Về phần Trần Nhã

Thật ra tôi cũng mang họ Trạm.

Tên thật của tôi là Trạm Nhã.

Trước năm tám tuổi, tôi luôn nghĩ mình là trẻ mồ côi.

Đến sinh nhật tám tuổi, một đôi vợ chồng ăn mặc sang trọng lái xe đến nhà ngoại tôi.

Ngoại tôi vừa khóc vừa cười, ôm chặt tôi rồi nghẹn ngào: “Ba mẹ con cuối cùng cũng đến đón Nhã Nhi về nhà rồi.”

Sau đó, tôi theo họ trở về cái mà ngoại gọi là “nhà”.

Mẹ tôi ghét bỏ thay bộ quần áo ngoại may cho tôi, mặc lên người tôi đồ mới mà bà vừa mua.

Ba tôi thì cau có quan sát tôi từ đầu đến chân, trong bữa ăn, ông không ngừng nhìn tôi bằng ánh mắt khó chịu.

Lúc tôi với tay lấy miếng đùi gà rán, ông dùng đũa gõ mạnh lên tay tôi, làm tôi bỏng rát.

Ông nhìn tôi đầy kh,inh bỉ: “Không biết phép tắc, trông như đứa m,ọi r,ợ.”

Tôi sợ hãi rụt tay lại, lặng lẽ nhìn họ gắp thịt gà cho chị gái và em trai tôi.

Tôi thầm nghĩ: Tại sao họ được ăn, còn tôi lại không?

Chẳng bao lâu, tôi hiểu ra lý do: tôi không phải đứa con được mong đợi.

17

Cha mẹ tôi đều làm công chức, mà thời đó chính sách kế hoạch hóa gia đình được thực thi rất nghiêm ngặt.

Sau khi sinh chị cả, họ muốn có thêm một đứa con trai để “đủ nếp đủ tẻ”, nhưng lần thứ hai lại sinh ra tôi, một đứa con gái nữa. Nếu muốn có thêm con, họ sẽ mất việc.

Vì vậy, họ nghĩ ra một cách: đưa tôi đi làm con nuôi.

Thế là khi tôi còn bé xíu, họ giao tôi cho nhà ngoại nuôi, mang theo ít đồ sơ sinh và sữa bột.

Từ lúc đó đến năm tôi tám tuổi, họ chưa từng quay lại thăm tôi, cứ như thể chưa từng sinh ra tôi.

Nếu không phải cậu tôi gọi điện mắng họ vô lương tâm, không quan tâm con ruột, có lẽ họ sẽ không bao giờ đến đón tôi về.

Nhưng tôi không hiểu sao họ lại nghĩ rằng đưa tôi từ nông thôn về thành phố là một ân huệ lớn, mỗi lần cho tôi cái gì cũng nói giọng đầy ban phát:

“Trạm Nhã, nếu không phải chúng ta đưa con về, giờ con còn sống khổ ở quê kìa. Ở nông thôn làm gì có mấy thứ này.”

Lúc đó, chị gái và em trai tôi liền hùa theo:

“Đúng đấy, nếu không phải đến nhà chúng tôi, con bé còn là đồ nhà quê. Sao có quần áo đẹp mặc, sao có phòng riêng mà ở được?”

Nghe thật nực cười.

Cái “phòng riêng” họ nói thực chất chỉ là cái kho chứa đồ, không có cả cửa sổ.

18

Vì cha mẹ quá chiều chuộng chị gái và em trai, họ càng lúc càng quá đáng, liên tục bắt nạt tôi.

Một lần, chị gái kêu rằng phòng ngủ của cô ta ồn ào vì gần đường, đòi chuyển sang cái kho tôi đang ở.

Cô ta quăng hết đồ đạc của tôi ra hành lang, chiếm lấy căn phòng.

Tôi đi mách mẹ, nhưng mẹ chỉ nói một câu: “Ngủ đâu mà chẳng được, có gì mà khóc?”

Sau đó, chị gái tỏ ra đáng thương, viện cớ không biết dọn dẹp để mẹ tôi tự tay sắp xếp lại phòng cho cô ta.

Còn lo cô ta ngủ không thoải mái trong cái kho, mẹ lại quay sang mắng tôi:

“Chị con tốt bụng nhường cho con cái phòng có điều hòa, con còn không biết ơn mà đi mách lẻo. Đúng là vô ơn.”

Tôi lặng lẽ mở cái chăn bị chị gái cố tình làm ướt, ngồi khóc không thành tiếng.

Nhưng càng khóc, mẹ tôi càng mắng dữ hơn.

Không chỉ vậy, chị gái còn bảo cái kho quá nóng, đòi ngủ chung giường với tôi.

Nửa đêm, cô ta cố ý kéo chăn xuống sofa phòng khách, rồi hôm sau mách ba mẹ rằng tôi không cho mở điều hòa.

Họ lập tức tin lời cô ta, không thèm nghe tôi giải thích mà mắng tôi một trận.

Chị gái đắc ý đứng phía sau họ, nở nụ cười châm chọc.

Cô ta biết chỉ cần cô ta nói dối, ba mẹ sẽ tin ngay. Tôi thậm chí không có cơ hội để tự bảo vệ mình.

19

Họ luôn miệng nói “nhà chúng ta”, nhưng trong lòng chưa từng coi tôi là một phần của gia đình.

Tôi từng ngây thơ tin rằng họ yêu tôi, chỉ là vì tôi quá ngoan ngoãn nên họ ít quan tâm hơn.

Ngoại tôi cũng nói vậy: “Cháu ngoan quá, nên ba mẹ cháu mới không chú ý tới cháu. Nhưng họ thương cháu đấy.”

Tôi cứ mãi tin vào điều đó, cho đến một ngày nọ.

Chị gái vừa tắm xong, làm nũng mẹ, nói rằng không muốn sấy tóc. Mẹ liền cười tươi, dịu dàng sấy tóc cho chị.

Tôi ngồi nhìn cảnh đó, bất chợt nghĩ, nếu tôi cũng nghịch ngợm không nghe lời, mẹ có lẽ cũng sẽ yêu thương tôi như vậy.

Vì thế, tôi quyết định không nghe lời lần đầu tiên trong đời.

Tôi cố tình để tóc ướt, chạy ra ngoài, mong chờ mẹ ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi và dịu dàng sấy khô cho tôi như chị gái.

Nhưng đổi lại, tôi bị mẹ mắng xối xả:

“Làm bẩn sàn nhà vừa lau xong, lớn rồi mà không biết sấy tóc. Mày nhìn bộ dạng mày đi, trông như con dở người.”

Ba mẹ và hai chị em kia cười ầm lên, tôi bị mắng đến mức không thốt nên lời.

Tối đó, tôi vừa sấy tóc vừa khóc trong phòng tắm.

Lần đầu tiên tôi nhận ra, ba mẹ không hề yêu tôi.

20

Từ nhỏ, tôi luôn không hiểu.

Tại sao tôi chưa bao giờ muốn tranh giành gì với chị gái, cũng chưa từng được yêu thương, vậy mà chị vẫn cứ muốn cư,ớp đồ của tôi?

Tại sao cha mẹ rõ ràng nợ tôi rất nhiều, nhưng lại luôn dung túng chị em tôi bắt nạt, còn cùng họ xem thường và coi thường tôi?

Sau này, khi gặp được Bùi Kỳ, tôi mới hiểu.

Hóa ra vì họ không yêu tôi, nên không cảm thấy nợ nần gì tôi cả.

Vì không yêu, nên họ chẳng bận tâm đến cảm xúc của tôi.

Từ khi tôi bị gửi về quê, họ đã tự gạch tôi ra khỏi kế hoạch cuộc đời của họ.

Đón tôi về chỉ là miễn cưỡng, để tránh bị chỉ trích.

Vậy nên trong lòng họ, việc đưa tôi từ nông thôn về thành phố là một ân huệ lớn.

Tôi lớn lên trong nghèo khó, bị nuôi dạy hời hợt là điều đương nhiên.

Còn chị gái và em trai là những đứa con họ trân quý, dĩ nhiên được chiều chuộng hơn.

Những món ngon, những điều tốt đẹp, luôn dành cho chị em tôi trước.

Bùi Kỳ từng nói:

“Tình yêu phải là sự cho đi từ cả hai phía. Nếu người kia không đáp lại tình yêu của em, hãy rời xa họ. Làm người thì phải biết dừng đúng lúc.”

Nếu không gặp được anh ấy, có lẽ tôi vẫn mãi nhẫn nhịn, cam chịu.

Có lẽ, tôi vẫn sẽ tự ép mình sống trong những lời chê bai, chèn ép của họ.

Nhưng giờ đây, tôi đã trưởng thành.

Làm người phải biết dừng đúng lúc.

Nửa đời sau, tôi sẽ học cách yêu thương bản thân và trao tình yêu cho những người xứng đáng.

(Hoàn)