Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Đăng nhập Đăng ký

ĐĂNG NHẬP

Quên mật khẩu

QUÊN MẬT KHẨU

ĐĂNG KÝ MỚI

Tên người dùng:
Mật khẩu:
Email:
Trang chủ Ngôn Tình NGUYỆN VỌNG THAY ĐỔI SỐ PHẬN Chương 1 NGUYỆN VỌNG THAY ĐỔI SỐ PHẬN

Chương 1 NGUYỆN VỌNG THAY ĐỔI SỐ PHẬN

9:53 sáng – 10/12/2024

1

“Chọn nguyện vọng thì phải chọn Thanh Hoa, vào đại học thì phải vào trường tốt nhất, nếu không sẽ không hoàn hảo.”

Mở mắt ra, tôi thấy mẹ đang ngồi bên cạnh, cằn nhằn chỉ trỏ.

Tờ đơn đăng ký nguyện vọng trong tay tôi bị bà n,ém sang một bên.

Nhìn dáng vẻ quen thuộc của bà, thời gian dường như chồng chéo lên quá khứ.

Kiếp trước, tôi thi đại học được 510 điểm, chỉ vừa qua điểm sàn của trường hạng nhất một chút. Giáo viên chủ nhiệm và các bạn đều khuyên tôi nên chọn trường thật kỹ lưỡng.

Tôi đã nghiên cứu sách hướng dẫn chọn trường suốt ba ngày, cuối cùng tìm được một ngành mà mình ưng ý.

Nhưng các bạn học lần lượt nhận được giấy báo trúng tuyển, còn tôi thì mãi không có tin tức.

Cho đến khi một cô bạn từng đối đầu với tôi lạnh lùng mỉa mai:

“Người ta báo Thanh Hoa đấy, tự lượng sức mình không nổi, dám mơ mộng Thanh Hoa, đúng là buồn cười ch,et đi được.”

Tôi biết rõ trình độ của mình, chưa bao giờ nộp đơn vào Thanh Hoa.

Mật khẩu đăng ký chỉ có tôi và mẹ biết.

Khi về nhà chất vấn, bà đang ung dung sơn móng tay:

“Mẹ sửa cho con rồi. Cái trường mà con chọn là gì vậy? Nói ra chẳng đáng mặt chút nào. Ai cũng nói Thanh Hoa là trường tốt nhất, con đã học thì phải vào trường tốt nhất, nếu không thì không hoàn hảo.”

2

Từ nhỏ, mẹ tôi luôn theo đuổi sự hoàn hảo.

Hồi nhỏ, khi tan học, bà nhìn thấy giày tôi bị r,ách, lập tức vứt ngay tại chỗ, bắt tôi đi chân đất về nhà:

“Giày rách rồi, không hoàn hảo nữa. Mẹ không muốn người khác chê cười mẹ là người không theo chủ nghĩa hoàn hảo. Chân trần mà đi, về nhà không xa.”

Ngày hôm đó, lòng bàn chân tôi đầy những vết thương, bụi đá bám đầy trong vết cắt, đ,au đ,ớn suốt nửa tháng. Vậy mà mẹ chẳng buồn quan tâm.

Lớn lên, trong mắt bà, học sinh chỉ có giỏi và kém, còn tôi thì luôn là học sinh kém:

“Học sinh trung bình chỉ là tự lừa mình dối người. Giỏi là giỏi, không giỏi chính là không giỏi. Dù chỉ thiếu một chút cũng đã không hoàn hảo, huống chi con còn kém xa như vậy.”

Một lần, tôi khó khăn lắm mới đạt được 99 điểm, cầm bài kiểm tra về nhà mong nhận được lời khen.

Nhưng bà lại cau mày xé toạc bài kiểm tra:

“Vẫn thiếu một điểm, không hoàn hảo. Chẳng thà là 0 điểm còn hơn.”

Tối hôm đó, tôi khóc cả đêm, từ đó không bao giờ đạt được điểm cao như vậy nữa.

Tôi không ngờ người mẹ theo đuổi sự hoàn hảo ấy lại có thể tự ý sửa nguyện vọng của tôi, quyết định cả tương lai của tôi.

Tôi và bà cãi nhau một trận lớn. Nhưng mọi chuyện đã không thể thay đổi. Tôi buộc phải chuẩn bị thi lại.

Ban đầu, bà đồng ý để tôi thi lại, nhưng không biết ai nói với bà rằng việc thi lại là không tốt, chỉ có danh phận thí sinh chính quy là đáng giá.

Bà lập tức thay đổi ý định, nhất quyết không cho tôi thi lại:

“Thi lại làm gì? Danh phận thí sinh chính quy chỉ có một lần. Con làm như vậy chỉ là gian dối, có ích gì? Mọi người đều biết mẹ là người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Con làm thế này chỉ khiến mẹ mất mặt mà thôi.”

Bà lấy đi chứng minh thư của tôi, không cho tôi một xu, thậm chí còn gọi ông bà nội thay phiên thuyết phục tôi.

Tôi chẳng còn cách nào khác, đành phải vừa đi làm, vừa tranh thủ thời gian học.

Nhưng bà lại sớm tìm người giới thiệu để tôi đi xem mắt. Tôi từ chối thì bà dọa t,ự t,ử.

Sau khi kết hôn, chồng tôi b,ạo h,ành. Tôi cầu cứu mẹ, nói rằng muốn ly hôn.

Bà chỉ bĩu môi:

“Phụ nữ ly hôn rồi thì chẳng còn ai thèm, không hoàn hảo nữa. Vợ chồng nào mà không có xích mích, quan trọng nhất là phải hòa hợp. Con không có bằng đại học, còn muốn gì nữa?”

Bà thậm chí còn thông đồng với chồng tôi giấu sổ hộ khẩu.

Hôm đó, khi tôi bí mật thu dọn hành lý định bỏ trốn, tôi bị chồng phát hiện và đ,ánh đến ch,et.

Mở mắt ra lần nữa, tôi thấy mình trở về ngày hôm nay.

Nghĩ đến những chuyện kiếp trước, trong lòng tôi trào lên sự gh,ê t,ởm tột cùng.

Dù là mẹ ruột, nhưng bà chỉ vì thể diện, vì cái gọi là chủ nghĩa hoàn hảo mà ép tôi đến bước đường cùng.

Kiếp này, tôi tuyệt đối không để mọi chuyện lặp lại!

3

Mẹ tôi vẫn đang lải nhải bên cạnh:

“Con phải đăng ký Thanh Hoa. Mọi người đều nói đây là trường tốt nhất. Con đừng có chọn mấy trường hạng xoàng, thật mất mặt.”

Ngạc nhiên là lần này tôi ngoan ngoãn gật đầu:

“Con nghe lời mẹ.”

Nếu bà định lén sửa nguyện vọng của tôi, thì tôi cứ tỏ ra đồng ý trước đã.

Bà liếc tôi đầy nghi hoặc, như không tin tôi thật sự nghe lời.

Tôi làm như không thấy, rời khỏi phòng. Một lúc lâu sau, bà mới ra ngoài với vẻ mặt tươi như hoa.

Tôi đoán bà đã kiểm tra nguyện vọng của tôi, thấy đúng là tôi đã ghi Thanh Hoa thì mới yên tâm.

Khóe môi tôi nhếch lên một nụ cười đầy ẩn ý.

Sau khi hoàn tất việc nộp nguyện vọng, tôi ngồi xem tivi trong phòng khách.

Chẳng bao lâu sau, dì tôi dẫn theo con trai đến chơi.

Dì cười tươi nói:

“Chị dâu ơi, em đến thăm chị với cháu đây. Nghe nói con gái chị được điểm cao lắm, dự định đăng ký trường nào rồi?”

Mẹ tôi đắc ý ra mặt:

“Con bé nhà tôi giống tôi lắm, việc gì cũng phải cầu toàn, hướng đến sự hoàn hảo. Nó đã quyết định đăng ký Thanh Hoa, trường tốt nhất.”

Nghe vậy, dì lập tức nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ:

“Chị giỏi quá, dạy con khéo thật. Con gái chị đúng là có tiền đồ.”

Rồi dì kéo con trai:

“Con nhìn chị họ mà học tập nhé. Chị giỏi thế, đăng ký cả Thanh Hoa đấy.”

Cậu em họ bướng bỉnh lắc đầu:

“Con không thèm, con chỉ thích chơi đồ chơi thôi. Mẹ học không giỏi thì sao bắt con phải giỏi được?”

Dì tôi tức đến mức mặt tái xanh, định mắng nó thì mẹ tôi đã gọi ngay:

“Lại đây với bác, bác cho cháu cái này.”

Bà quay vào phòng và lấy ra… đúng thứ mà tôi đoán: bộ sưu tập mô hình quý giá của tôi.

Tôi lườm bà một cái.

Kiếp trước, bà từng tự ý lấy bộ mô hình yêu thích nhất của tôi cho em họ chơi, chỉ vì muốn giữ thể diện. Đó là một phiên bản hiếm mà tôi phải mua rất nhiều mới mở được.

Khi tôi nhắc khéo, bà liền mắng:

“Trẻ con nghịch ngợm một chút thì sao nào? Có cái đồ chơi mà cũng tính toán, đúng là nhỏ nhen.”

Sau đó, cậu em họ chơi chán thì vứt lung tung, để bà vô tình giẫm lên làm vỡ nát.

Lần này, tôi quyết định để bà nếm mùi đ,au đớn.

4

Mẹ tôi vừa đưa đồ chơi cho cháu trai, tôi cố tình mở game lên và bật âm thanh lớn nhất.

Khi tiếng “TIMI” vang lên, mắt thằng bé sáng lên, nó lập tức chạy đến trước mặt tôi:

“Chị ơi, chị đang chơi game à? Em cũng muốn chơi!”

Tôi cố tình dụ dỗ: “Được thôi, chúng ta vào phòng chơi nhé?”

Nó gật đầu lia lịa.

Tôi dẫn cháu trai vào phòng của mẹ, cố ý mở một trò chơi dành cho con gái.

Thấy trò chơi, thằng bé chu mỏ: “Đây là game con gái chơi, em không muốn chơi. Không có trò khác à?”

Tôi lắc đầu, tiếp tục chơi. Khóe mắt tôi liếc thấy nó đi về phía bàn trang điểm của mẹ.

Chẳng mấy chốc, “keng” một tiếng vang giòn vang lên.

Tôi quay đầu lại, thấy cháu trai đang ki,nh h,ãi nhìn chiếc vòng ngọc trên tay, trên vòng xuất hiện một vết mẻ.

Nó vội đặt chiếc vòng xuống, liên tục xua tay:

“Không phải, em còn chưa chạm vào nó đã vỡ rồi, không phải em làm, không phải em làm.”

Mẹ tôi rất quý chiếc vòng này, ngày nào cũng lau chùi vài lần, bình thường chẳng dám đeo sợ va chạm.

Giờ lại bị cháu làm mẻ một miếng.

Tôi lập tức hét gọi mẹ vào.

Mẹ tôi nhìn thấy chiếc vòng, hít vào một hơi lạnh.

Dì tôi thấy vậy liền bước tới mắng thằng bé:

“Ai cho con đụng vào đồ của bác? Giờ làm hỏng rồi, để xem mẹ có đ,ánh ch,et con không!”

Dì vừa nói vừa giơ tay đ,ánh.

Thằng bé vừa khóc vừa né:

“Con biết lỗi rồi mẹ ơi, mẹ đừng đ,ánh con. Bác tốt với con thế, chỉ là cái vòng thôi mà, bác sẽ không giận đâu.”

Mẹ tôi cầm lấy chiếc vòng, đứng ngây người.

Tôi chậm rãi bước tới, cầm chiếc vòng “rắc” một cái, đập xuống đất:

“Có vết mẻ thì không còn hoàn hảo nữa, đập luôn đi còn hơn.”

Chiếc vòng vỡ thành ba mảnh, thêm vô số mảnh vụn.

Trông như trái tim của mẹ tôi cũng tan nát theo.

Bà h,ét lên một tiếng, rồi hai mắt tối sầm, ngất xỉu.

Khi tỉnh lại, bà nhìn chằm chằm tôi, ánh mắt đặc biệt dừng lại ở chiếc vòng vỡ nát bên cạnh, suýt ngất thêm lần nữa. Tôi nhanh chóng đỡ lấy bà.

Dì tôi áy náy nói:

“Chị dâu, đều là lỗi của em, là em không trông con cẩn thận. Chị nói một giá, em đền cho chị.”

Không đợi mẹ tôi lên tiếng, tôi vung tay nói:

“Dì nói gì vậy, chúng ta là người một nhà, mẹ cháu đâu có nhỏ nhen vậy. Chỉ là một chiếc vòng thôi. Hơn nữa, mẹ cháu là người cầu toàn, vòng này có vết mẻ đối với bà ấy không còn hoàn hảo, bà chắc chắn sẽ vứt đi thôi. Giờ dì còn giúp bà ấy một việc tốt đấy.”

Mẹ tôi run rẩy chỉ tay vào tôi.

Tôi giả vờ ngạc nhiên:

“Mẹ, chẳng lẽ mẹ không nghĩ vậy? Con cứ tưởng mẹ là người theo đuổi sự hoàn hảo cơ mà. Chẳng lẽ không đúng?”

Mẹ tôi bây giờ như nuốt phải ruồi sống, cười còn khó hơn khóc:

“Đương nhiên là đúng.”