Chương 6 CHỌN LỐI ĐI KHÁC
Dường như sau sáu năm, tính cách của Văn Triêu có chút thay đổi. Vẫn là nét lạnh lùng xa cách, nhưng anh bây giờ dường như thả lỏng hơn so với trước kia.
Từ đó, quan hệ giữa tôi và Văn Triều trở lại giống như sáu năm trước, nhưng lại có thêm điều gì đó khác biệt.
Ban đầu, tôi không nhận ra điều khác biệt ấy là gì.
Cho đến một lần, khi đến trường tìm anh, tôi tình cờ nghe được một đoạn đối thoại.
Đó dường như là đồng nghiệp của anh, đang bối rối vì tình cảm. Người đó thở dài hỏi anh:
“Giáo sư Văn này, làm sao để cô ấy biết tôi thích cô ấy đây? Ài, chắc anh không hiểu được nỗi đ,au này đâu, anh chắc chắn không gặp rắc rối như tôi.”
Văn Triều không nói gì. Người kia lại hỏi:
“Nói thật đi, có phải anh từ chối nhiều người như vậy vì đã có người mình thích rồi đúng không?”
Tôi nín thở, nghe thấy một tiếng “Ừm” nhẹ nhàng.
Không làm phiền thêm, tôi lặng lẽ quay lưng rời đi.
Sáu năm là một quãng thời gian dài, đủ để thay đổi rất nhiều điều.
13
Tôi thừa nhận, tôi thích Văn Triều.
Còn việc tâm lý muốn bù đắp cho anh ấy đã biến thành tình cảm từ khi nào, tôi cũng không thể truy ngược lại được nữa.
Nhưng khi đó, đối với tôi, những việc biết rõ sẽ không có kết quả chỉ có thể lựa chọn kìm nén. Mãi cho đến sáu năm sau, khi cơn gió xuân ập đến, cảm xúc ấy bỗng lan tràn.
Sau đó, tôi lấy lý do bận công việc và thường xuyên phải tăng ca, rất ít khi gặp anh. Tôi cố giữ mối quan hệ giữa chúng tôi ở mức không gần cũng không xa.
Cho đến khi anh liên tiếp ba ngày xuất hiện trong phòng khám của tôi.
Tôi có chút bất đắc dĩ nói với anh:
“Văn Triều, anh không cần phải đến đây mỗi ngày đâu.”
Anh bướng bỉnh nhưng nghiêm túc trả lời:
“Anh đã đăng ký lấy số thứ tự rồi.”
“…Ý tôi là anh không cần ngày nào cũng đến khám bệnh. Không nghiêm trọng đâu.”
Anh im lặng một lúc, rồi giọng nói có vẻ như đang cố gắng kìm nén vang lên:
“Thật ra, anh không phải đến để khám bệnh…”
Chưa nói xong, cửa phòng khám bỗng nhiên bị đẩy mạnh, một người đàn ông hung dữ cầm d,ao lao vào.
Tôi nhận ra ông ta. Ông ta là người đã b,ạo h,ành vợ mình, khiến bà ấy uống thuốc t/ự t/ử. Vợ ông được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi, và ông ta luôn cho rằng bác sĩ là người đã h,ại ch,et vợ mình.
Lúc này, với vẻ mặt kích động, ông ta giơ da,o lên, trừng mắt nhìn tôi đầy căm hận:
“Là cô h,ại ch,et vợ tôi!!”
Sau đó, trong lúc hỗn loạn, người đàn ông bị khống chế. Văn Triều vì bảo vệ tôi mà bị d,ao c,ứa vào vai.
Vết thương ở sau vai, phải khâu mười mũi.
Tôi đứng trước giường bệnh, nhìn gương mặt có phần tái nhợt của anh, cảm giác cay cay nơi sống mũi khiến giọng nói của tôi cũng trở nên khàn đi:
“Xin lỗi…”
Dù là trước đây hay bây giờ, tôi đều khiến anh bị thương vì mình.
Nửa tháng sau khi xuất viện, trên đường lái xe đưa anh về nhà, tôi khéo léo đề nghị:
“Hay để tôi thuê một nam hộ lý cho anh nhé. Nếu không, dễ bị người ta hiểu lầm lắm.”
Anh đang cầm điện thoại nhắn tin thì đột ngột dừng tay, quay đầu hỏi tôi:
“Hiểu lầm gì?”
Trong xe bỗng chìm vào im lặng. Gió bên ngoài luồn qua cửa sổ khẽ lay tóc mái của anh, khiến mặt hồ vốn yên ả trong lòng tôi dậy lên những gợn sóng nhỏ.
Tôi siết chặt tay trên vô lăng, nhìn thẳng phía trước mà không nói thêm gì.
Cuối cùng, do anh từ chối để người lạ vào nhà chăm sóc, tôi đành nhận trách nhiệm của mình.
Nhưng thực tế, anh cũng không cần quá nhiều sự chăm sóc. Tôi chỉ đơn giản là chuẩn bị cơm trưa vào buổi sáng trước khi đi làm, ăn sáng cùng anh rồi đến bệnh viện, tối về cùng ăn cơm tối.
Thời gian trôi qua, trong lòng tôi dần nảy sinh một cảm giác kỳ lạ.
Có một buổi tối, vì không thể từ chối lời mời sinh nhật của đồng nghiệp, tôi gọi điện cho anh báo rằng mình sẽ về muộn.
Sau đó, xe của tôi bất ngờ bị hỏng, một đồng nghiệp nam đi cùng đường đã đưa tôi về tận khu nhà.
Lúc mở cửa, một mùi chua xộc vào mũi. Tôi nhìn thấy Văn Triêu đang ngồi trước bàn ăn, dùng đũa khuấy đồ ăn trong bát. Tôi hỏi anh:
“Anh đang ăn gì vậy?”
Anh trả lời bằng vẻ mặt bình thản, giọng nói điềm nhiên:
“Không ngửi thấy à? Đang ăn giấm.”
Tôi: “…”
Đi đến bàn ăn, tôi nhìn lướt qua. Thì ra là suất sủi cảo anh gọi ngoài, và trong chiếc đĩa nhỏ trước mặt anh đổ đầy giấm.
Tôi làm lại một bát mì mới cho anh, mở cửa sổ thông gió, rồi nhắc nhở:
“Lần sau đừng ăn thế này nữa, mùi giấm nồng quá.”
Anh cúi đầu ăn mì, không nói một lời.
Ngày hôm sau, đồng nghiệp của anh – cũng chính là người từng hỏi anh có người trong lòng chưa – đến thăm anh.
Một sự thật mà tôi cố tình quên đi lại lần nữa hiện lên—
Văn Triều… có người anh ấy thích.
Tôi không biết vị đồng nghiệp kia đã nói gì với anh, nhưng cảm xúc của anh có chút thay đổi.
Rồi tôi lại tự trách bản thân mình vì đã để ý đến anh quá nhiều.
Tối hôm đó, trong bữa ăn, tôi nói với anh:
“Vết thương của anh sắp lành rồi.”
Anh nhìn tôi một cái, khẽ gật đầu: “Ừm.”
Ăn xong, tôi lặng lẽ vào phòng tắm giúp anh chuẩn bị nước ấm, theo thói quen nhắc anh đừng để nước chạm vào vết thương. Nhưng khi ra ngoài, chân tôi trượt, suýt ngã.
Trong khoảnh khắc nguy cấp, anh kéo tôi vào lòng.
Tiếng tim đ,ập dữ dội khiến tôi không phân biệt được là của ai.
Vài giây sau, tôi định đứng lên, nhưng bị anh giữ chặt lấy eo, không thể nhúc nhích.
Trong làn hơi nước mờ ảo của phòng tắm, chỗ cơ thể chạm nhau như có một ngọn lửa bùng lên.
Anh cúi đầu nhìn tôi, ánh mắt không còn như thường ngày, trong đó như ẩn chứa điều gì đó, giọng nói trầm thấp và khàn khàn:
“Vũ Ân… Anh phải thú nhận một chuyện.”
“…Chuyện gì?”
“Anh có tình cảm với em.”
Tâm trí tôi như một mớ hỗn độn, hơi thở mỗi lúc một gấp gáp, đốt cháy mọi lý trí còn sót lại. Tôi vô thức nói ra điều đã nghe được hôm trước: người ta hỏi anh có phải đã thích ai không, và anh đã trả lời “Ừ”.
Ngay sau đó, anh nắm chặt eo tôi, xoay người đè tôi vào bồn rửa. Tay còn lại của anh di chuyển trên mặt gương mờ sương, chậm rãi viết từng nét một chữ:
“Là… Ân.”
14
Không lâu sau khi tôi và Văn Triều ở bên nhau, tôi cuối cùng cũng hỏi được câu hỏi mà mình đã giấu kín trong lòng rất lâu:
Tại sao trong sáu năm ở nước ngoài, anh không hề liên lạc với tôi?
Lúc đó, anh đang ngồi trên sofa đọc một tạp chí vật lý, nghe xong liền kéo tôi vào lòng. Mùi hương bưởi khô thoang thoảng từ anh phả vào mũi tôi. Tôi nghe giọng anh khàn khàn:
“Anh sợ.”
Chưa để tôi nói gì, anh ôm tôi chặt hơn, tiếp tục:
“Anh sợ bản thân mình trở thành một kẻ tàn phế, không xứng với em.”
“Sợ rằng nếu liên lạc rồi, anh sẽ muốn nhiều hơn nữa.”
“Và càng sợ em đã có người em thích.”
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, lòng tôi dâng lên cảm giác chua xót. Khóe mắt cay cay, tôi ôm lấy anh, nghẹn ngào nói:
“Văn Triều, anh thật sự rất giỏi.”
Có thể từ một con đường khó khăn như thế mà đi đến bên tôi.
Sau vài giây yên tĩnh, tay anh lướt dọc eo tôi, khẽ cười và nhẹ nhàng hỏi:
“Anh còn có điều giỏi hơn nữa. Vũ bác sĩ có muốn thử không?”
Tôi: “…”
Bầu không khí ấm áp lập tức bị phá tan.
Sau này, về câu hỏi đó, anh luôn dùng hành động để chứng minh và thường xuyên hỏi giữa chừng: “Anh có giỏi không?”
Tôi chưa bao giờ trả lời.
Còn anh thì chưa bao giờ từ bỏ.
Lần đầu tiên anh đưa tôi đi gặp bố mẹ mình là nửa năm sau khi chúng tôi quen nhau. Khi nhìn thấy người phụ nữ trên bia mộ, tôi có chút bất ngờ.
Đó là một người phụ nữ rất đẹp và dịu dàng, nhưng cuối cùng lại bị bệnh tật giày vò đến mức không còn hình dáng.
Khi bà ấy qua đời, tôi đã ở bên cạnh.
Mẹ tôi chính là bác sĩ điều trị chính cho bà.
Năm cuối cấp ba, mỗi lần đến bệnh viện tìm mẹ, tôi đều gặp bà ấy. Khi không thấy mẹ trong văn phòng, tôi sẽ đợi ở phòng bệnh của bà.
Gặp nhiều lần, tôi dần thân quen với bà. Tôi cắt hoa quả, gấp hạc giấy, ngồi trò chuyện cùng bà.
Cho đến trước kỳ thi đại học, bà qua đời.
Đó là lần đầu tiên tôi đối mặt trực tiếp với bệnh hiểm nghèo và cái ch,et. Tôi chợt hiểu được lý do bố mẹ tôi bận rộn đến mức không thể dành thời gian cho tôi. Khi chọn ngành học, tôi quyết định chọn ngành y mà trước đây tôi từng ghét nhất.
Tôi nghĩ chỉ có ung thư là bệnh không thể chữa khỏi. Nhưng sau khi học y, tôi nhận ra những bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn thật sự rất ít.
Và tôi càng không ngờ rằng, bà ấy là mẹ của Văn Triều.
Trên đường về, tôi dựa vào cửa sổ xe, nhìn những tán cây lướt qua nhanh chóng, khẽ nói:
“Văn Triều, thật ra, từ rất lâu trước đây, em đã gặp mẹ anh rồi.”
Anh đáp lại rất bình thản:
“Ừm, anh biết.”
Tôi khẽ giật mình. Có lẽ anh đã từng thấy tôi từ trước.
Nửa năm sau, vào một buổi chiều muộn, tôi lại gặp Vệ Trạch.
Khi đó, Văn Triều nhắn tin bảo rằng: “Mười phút nữa anh đến.” Tôi thay đồ chuẩn bị tan ca, và trong thang máy, tôi bất ngờ gặp Vệ Trạch.
Gương mặt anh ta tái nhợt, dáng người gầy gò. Thang máy chỉ có hai chúng tôi.
Giữa bầu không khí im lặng, thang máy dừng ở tầng một. Tôi đi thẳng ra ngoài, nhưng cánh tay lại bị anh ta giữ chặt. Anh ta cúi đầu, hỏi:
“Vũ Ân, có thể nói chuyện một lát không?”
Tôi cau mày, rút tay khỏi sự kiềm chế của anh ta, lạnh lùng đáp:
“Vệ Trạch, đừng lãng phí thời gian của nhau nữa.”